Bộ lập trình PLC là ý tưởng của nhóm kỹ sư hãng General Motors vào năm 1968 với nhiều tính năng mới.
Bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC) là hệ thống điều khiển máy tính phát hiện trạng thái của tất cả các thiết bị đầu vào được kết nối với nó, đưa ra quyết định dựa trên chương trình do người dùng tạo và sau đó, xuất lệnh cho bất kỳ thiết bị nào được kết nối với nó. PLC giám sát, điều khiển và giao tiếp các quá trình tự động và hoạt động như giao diện vật lý giữa các thiết bị và hệ thống SCADA hoặc HMI. PLC phù hợp nhất cho các quy trình đơn giản hơn và các dự án tự động hóa nhỏ hơn không yêu cầu khả năng mở rộng nhanh chóng. Chúng lý tưởng cho cả điều khiển máy đơn giản và tốc độ cao và có thể được tìm thấy trong thiết bị lắp ráp, điều khiển chuyển động và hệ thống pha chế.
Các tín hiệu Đầu vào / Đầu ra (I / O) cho phép giao tiếp trong một hệ thống xử lý. Đầu vào trong một hệ thống là bất kỳ dữ liệu hoặc tín hiệu nào được nhận trong khi đầu ra là bất kỳ dữ liệu hoặc tín hiệu nào được gửi đi. Tín hiệu đầu vào thường được kết nối với cảm biến, công tắc hoặc các thiết bị đo khác cung cấp thông tin, trong khi tín hiệu đầu ra được kết nối với rơ le hoặc các thiết bị điều khiển khác.
Hiện tại Bộ lập trình PLC được rất nhiều hãng tham gia sản xuất và viết mỗi lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC phổ biến hiện nay gồm: Siemens, Mitsubishi, Rockwell, INVT, Delta…
PLC được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính, bao gồm:
Bộ nhớ chương trình có RAM,ROM
Bộ xử lý trung tâm CPU
Module input/output: Thông thường module I/O được tích hợp trên PLC, khi có nhu cầu mở rộng I/O có thể lắp module I/O.
Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như cổng kết nối với máy tính, cổng truyền thông máy tính.
Bộ lập trình PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào.Khi có sự thay đổi bất kỳ từ ngõ nào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi. Với chức năng của các bộ phận:
Bộ lập trình PLC là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic và tốc độ.Đặc biệt PLC còn về truyền thông, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển khác, tạo nên một mạng lưới khép kín. Với điểm nổi bật chống nhiễu tốt, thiết kế nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao, dễ bảo quản dễ sửa chữa nên được áp dụng rất nhiều trong ứng dụng.
Trên thị trường có rất nhiều bộ lập trình PLC có thông số, thiết kế khác nhau, nên khi lựa chọn cần một số lưu ý như sau:
Xác định số lượng ngõ vào, số lượng ngõ ra cần thiết để chọn loại CPU và module mở rộng thích hợp.
Tính toán liên quan tới số lượng tín hiệu analog đầu vào ra cần dùng.
Nếu có kết nối với màn hình cảm ứng HMI thì phải chọn loại PLC có mở rộng truyền thông.
Ngoài ra thì các bạn cũng nên tham khảo về bộ nhớ cần dùng và hỗ trợ tập lệnh của loại PLC cần dùng nếu ứng dụng phức tạp.
Bộ lập trình PLC đang là sản phẩm phổ biến ở trên thị trường, nhưng để mua sản phẩm chính hãng giá rẻ thì quý khách nên tham khảo tại Siêu Thị Khí Nén. Với những cam kết:
Xem thêm một số sản phẩm Bộ lập trình PLC khác của Siêu Thị Khí Nén ngay bên dưới:
Siêu Thị Khí Nén - Công Ty Thủy Lực Khí Nén Tiến Phát
Copyright 2011. All rights reserved